Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Bí ẩn 'chiếc ấm của quỷ dữ' ở bang Minnesota

Tọa lạc tại công viên Judge C. R. Magney State thuộc Minnesota, Mỹ, hồ nước mang tên Chiếc ấm của quỷ dữ (Devil’s Kettle) từ lâu đã là một hiện tượng địa chất khó hiểu và làm đau đầu nhiều chuyên gia.

Nằm ở phía bắc của hồ Superior thuộc bang Minnesota dòng sông Brule bị chia đôi bởi một tảng đá nhô lên chính giữa. Một dòng chảy xuống dọc theo gờ đá và đổ xuống hồ Superior. Thác còn lại đổ vào một hố sâu, được gọi là Devil's Kette (Chiếc ấm của Quỷ dữ) và biến mất ngay tại đó. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm đủ cách để tìm ra nước trong hố chảy đi đâu, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.

1-5556-1411788020.jpg
Thác nước được hình thành từ sông Brule chia làm hai nhánh, một nhánh đổ xuống hồ Superior phía dưới, nhánh còn lại đổ vào hố sâu mang tên Chiếc ấm của quỷ dữ. Ảnh: Amusing.
Các nhà nghiên cứu tin chắc rằng phải có một điểm kết thúc cho dòng chảy này, hoặc dòng chảy sẽ có một mạch nước ngầm đổ ra hồ Superior phía dưới. Vì vậy, họ đã đổ thuốc nhuộm, bóng bàn, các khúc gỗ vào hố Devil's Kettle và chờ đợi chúng sẽ nổi trên mặt hồ Superior. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tất cả mọi thứ các nhà thám hiểm ném vào hố sâu đều mất tích.
Nhiều giả thuyết được đặt ra để giải thích về lượng nước đổ xuống hố và đi đâu. Một số người cho rằng phía dưới hố sâu là một con sông ngầm rộng lớn và dài. Tuy nhiên điều này đã bị nhiều nhà địa trắc học bác bỏ. Trên thực thế những hang động ngầm và sâu như vậy rất hiếm và chỉ hình thành ở những nơi có đá mềm như đá vôi. Phía bắc bang Minnesota lại được hình thành bởi các loại đá cứng hơn nhiều lần.
3-1630-1411788020.jpg
Hàng ngày, một lượng lớn nước từ sông Brule đổ vào hố nhỏ này và biến mất, bất chấp việc các nhà khoa học kỳ công tìm ra được điểm đến mà nguồn nước này chảy đi. Ảnh: Amusing.
Số người khác lại đưa ra phản biện rằng các loại đá cứng trong vùng nhưRiolít và Bazan - theo lý thuyết - trong quá trình hình thành của chúng đôi lúc tác động vào nhưng lớp đá ngầm, tạo nên một môi trường cho nước dễ thấm qua. Nhưng không ai tìm ra được bằng chứng cho thấy hiện tượng này đã xảy ra tại Minnesota. Nếu thực sự điều đó đang xảy ra phía dưới Devil's Kettle, "chiếc ấm của quỷ dữ" cũng không thể có khả năng hút nước từ sông Brule một cách vô hạn được như vậy.
Sau nhiều năm tìm kiếm, khám phá, việc lượng nước chảy vào "chiếc ấm của quỷ dữ" đã đổ về đâu vẫn còn là câu đố thách thức của thiên nhiên đối với con người.
2-3751-1411788021.jpg
Ngày nay, Chiếc ấm của quỷ dữ vẫn còn là một bí ẩn. Ảnh: Amusing.
Đường đến Ấm quỷ:
Chiếc ấm của quỷ dữ tọa lạc trong công viên Judge C.R. Magney State thuộc bang Minnesota, Mỹ. Công viên này nằm ở bờ bắc của hồ Superior và ngay trên đường cao tốc Minnesota State Highway 61. Địa chỉ là: 4051 W Hwy 61, Grand Marais, MN 55604, Mỹ.
Anh Min
h

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Những bãi biển kỳ lạ nhất thế giới


Bãi cát phủ đầy vỏ sò ở Australia, phát sáng về đêm ở Maldives hay những phiến đá xếp chồng tự nhiên ở Ireland... là những bãi biển có đặc điểm kỳ thú nhất trên thế giới.

 
Bãi biển Maldives khi về đêm xuất hiện những chấm sáng lấp lánh, nhỏ li ti do sự phát quang sinh học của các thực vật phù du dạt vào bờ, trông như một bầu trời đầy sao.
 
 
Bãi biển ở Bahamas có cát màu hồng do màu của sắc tố sinh học từ những mảnh nhỏ vỡ ra trong quá trình thải của các rặng san hô. Chúng chính là kết quả của những va chạm và bị sóng dạt vào bờ thành những hạt nhỏ.
 
 
Jokulsarlon ở Iceland là một bãi biển kỳ lạ khi có màu cát đen do những phản ứng hóa học sau khi núi lửa phun trào tạo nên. Màu đen của cát đối lập với vẻ đẹp tinh khiết của những hòn đá băng trắng và trong như thủy tinh.
 
 
Những phiến đá được thiên nhiên hình thành và xếp ngay ngắn từ khoảng 50- 60 triệu năm qua ở biển Giants Causeway, Ireland đã thu hút nhiều khách du lịch tò mò đến chiêm ngưỡng. Bãi biển này do dung nham bazan trào lên trên bề mặt đất và bị làm lạnh, kiến tạo nên những cột đá kỳ lạ.
 
 
Punaluu, Hawaii là một bãi biển có cát màu đen, cũng là hệ quả của dung nham bazan khi phun trào thành dòng chảy mạnh mẽ và bị giảm nhiệt với tốc độ nhanh.
 
 
Cát ở bờ biển Babida của quần đảo Galapagos có màu đỏ như gạch, nguyên nhân chính là từ sự oxy hóa của một loại dung nham giàu chất sắt. Ngoài ra, bờ biển này cũng có thể do san hô thải cặn thừa lắng lại.
 
 
Nước ở bờ biển Shell, vịnh Shark, Australia có độ mặn tương đối cao là điều kiện lý tưởng cho những con sò sinh sôi nảy nở đến mức không thể kiểm soát, trong khi những loài ăn thịt tự nhiên khác không thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt này. Sò chết đi, chúng bị nước biển tẩy rửa sạch sẽ và vỏ còn sót lại bị đánh dạt vào bờ. Chính vì vậy bãi biển này hoàn toàn bao phủ bởi vỏ sò tuyệt đẹp.
 
 
Biển Pfeiffer ở California, Mỹ thì lại có bãi cát màu tím hồng do những mỏ khoáng sản mangan, ngọc hồng lựu nằm xung quanh các ngọn đồi từng bị nước biển ăn mòn tạo nên.
 
 
Bờ biển Algarve có những núi đá vôi dễ bị biển xói mòn từ đó hình thành rất nhiều hang động đẹp kỳ lạ. Đây là một địa điểm hút khách du lịch đến với đất nước Bồ Đào Nha xinh đẹp.   
 
 
Bãi biển Papakolea ở Hawaii có cát màu xanh do có chứa loại khoáng chất olivine. Khoáng chất này hình thành từ dung nham núi lửa sau khi đã bị làm lạnh bởi nước biển.
 
Hương Chi (theo Boredpanda)